Chương 5: Thiếu

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Editor: Tiểu Ly Ly.

Thời gian thoáng chốc đã tới tháng năm, Lục Châu bưng tới cho Trường Hoan mấy cái bánh chưng nho nhỏ, lá bánh chưng có góc cạnh bị sợi tơ màu đỏ cuốn lấy, thập phần đáng yêu.

Trường Hoan lột ra vừa thấy, Sơn Chi quả* bị phơi khô ngâm với gạo nếp nấu chín lộ ra màu vàng nhàn nhạt, mặt trên không đều do được khảm mứt hoa quả táo đỏ, còn tản ra hơi nóng rõ ràng là vừa ra nồi, mùi hương ngọt thơm ngào ngạt chui vào xoang mũi, Trường Hoan cắn một ngụm thỏa mãn mà nở nụ cười. 

Sơn chi quả*: còn gọi là quả dành dành, là vị thuốc Đông y lấy từ hạt dành dành, tên khoa học là Gardenia Jasminoides Ellis, thuộc họ cà phê. Cây thường gặp ở miền núi chỗ ẩm mát và có bóng râm như ven suối, bờ hồ lớn. Là loại cây nhỏ, thân cao khoảng từ 2-3m. Lá mọc đối, hình tròn bầu dục xanh bóng. Mùa hè hoa nở trắng có 6 cánh đều, uốn cong, mùi thơm. Lúc hoa sắp tàn biến màu vàng nhạt, vào mùa thu thì kết quả sắc vàng, hình tròn dài bầu dục, có 6-9 góc cạnh. Quả được thu hái vào tháng 7-9, lúc chín già, ngắt bỏ cuống, phơi hay sấy nhẹ đến khô. Theo y học cổ truyền sơn chi tử có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa giải độc, lợi tiểu, chỉ huyết, cảm mạo phát nóng, hạ lỵ mọi chứng, họng đau, miệng lở,…

Không biết có phải ăn quá nhiều hay không, nàng đặc biệt thích ngọt, những thứ như bánh táo bánh mứt hoa quả ngọt táo, chỉ cần là đồ ăn ngọt ngào thì đảm bảo nàng muốn ăn căng cái bụng mới bằng lòng bỏ qua. 

Trong miệng còn tràn đầy, liền vẫy tay gọi Lục Châu qua đi, nàng ném một cái bánh chưng. Lục Châu tiếp nhận có chút dở khóc dở cười, nàng ta không thích ăn ngọt, huống hồ còn chiều theo ý của chủ tử mình nên cố tình dặn Ngự Thiện Phòng thời điểm làm bánh chưng bỏ thêm chút đường nữa, so với đồ ăn ngọt ngây thì nàng ta càng thích ăn cay mặn.

Nghe nói đua thuyền rồng trong Đoan Ngọ, tiến hành ở Ngọc Lang Hà. Đội ngũ thuyền rồng phần lớn là do đệ tử thế gia tạo thành, thân thế to lớn.

Ngọc Lang Hà là Mẫu Hà của Thịnh Đô, từ phía Tây Bắc và Đông Nam chảy vào biển, trong đó một đoạn là ở hoàng cung Nam Diện.

Ngọc Lang Hà ở kinh thành Thịnh Đô là khu vực hạ du, mặt hồ rộng lớn, nước gợn lân lân. Đua thuyền rồng vào Tết Đoan Ngọ đã là lệ thường, đã là hoạt động giải trí, cũng là hoạt động rèn luyện thân thề.

Trường Hoan ngồi ở phía bên phải đài ngắm cảnh, thường nhìn xem Hoàng đế và Hoàng Hậu ngồi ở giữa, toàn bộ đài ngắm cảnh rất lớn, nhưng vẫn đầy ấp người, có các vị chủ tử công chúa trong cung còn có đại thần mệnh phụ tiểu thư trong phủ, đương nhiên càng có rất nhiều cung nhân phó nô hầu hạ. 

Trên mặt sông rất nhiều đội ngũ đều vận sức chờ phát động, đây hiển nhiên không chỉ là một cuộc thi đấu, nếu chiến thắng sẽ được Hoàng Thượng ưu ái, có cơ hội tốt tiếp kiến ở trước mặt Thánh thượng, chỉ nghe được hiệu lệnh một chút, tất cả thuyền rồng đều tựa mũi tên rời dây cung lao khỏi điểm xuất phát, bờ bên kia đều bày ra ba cái trống to, tiếng trống như sấm xuyên thấu qua mặt sông rộng lớn chấn động lòng người.

Vị trí của nàng cách xa dòng sông một chút, thấy không rõ lắm cuối cùng là ai chiếm ưu thế, chỉ biết vừa trở về không lâu biểu ca cũng ở bên trong.

Chỉ là nàng không thích cảnh tượng ầm ầm này, nhìn đám người một bên, lại không thể trực tiếp rời đi, cũng không thể che lỗ tai của mình dưới đám đông, chỉ có thể thẳng tắp lưng ngồi ở vị trí của mình.

Ôn Nhược Cẩn từ bên trái đài ngắm cảnh đi tới, sau khi bái kiến Hoàng Thượng liền đứng dậy nhìn đến dáng ngồi đoan chính thẳng tắp, bóng dáng nhìn về phía trước nhưng ánh mắt không tập trung, khóe miệng cong cong.

Trường Hoan vẫn chưa chú ý đến, cho đến khi âm thanh quen thuộc truyền vào lỗ tai mới quay đầu lại, người nọ giống như rất thích bạch y, lúc này thời tiết ấm áp, người nọ vẫn luôn tỏa sáng, không kiêu ngạo không siểm nịnh mà trả lời vấn đề của Hoàng Thượng.

Trường Hoan phát hiện chính mình nhìn chằm chằm thật lâu, ánh mắt chợt lóe một chút, phát hiện bên trái của mình là quận chúa Đình Nhã, ánh mắt nàng cũng trông mong mà nhìn về nơi đó, đột nhiên cảm thấy người nọ có điểm rêu rao